PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN PHÚC
Video hướng dẫn Đăng nhập

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

 

          Ở Việt Nam, bạo lực học đường đang trở thành mối lo của phụ huynh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Nó không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn ở nông thôn, không chỉ có học sinh nam, mà cả học sinh nữ. Nó không những gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy cô giáo và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

          Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường. Trước đây, chúng ta thường nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi và không xảy ra phổ biến. Vì vậy mà đã không thể lường trước được hậu quả của nó đối với giới trẻ và sự phát triển của xã hội. Hiện tượng học sinh (HS) đánh nhau là một thực tế không mới nhưng những hiện tượng đánh nhau của HS ở một số nơi trong thời gian gần đây đã bộc bộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Rõ ràng bạo lực học đường đang là một vấn đề nóng bỏng, gây nhức nhối lòng người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến những người trong cuộc mà còn ảnh hưởng tới cả một thế hệ trẻ, ảnh hưởng trưc tiếp tới tương lai của dân tộc. Chính vì vậy, việc tuyên truyền về bạo lực học đường, là hết sức cần thiết và thiết thực.

1. Bạo lực học đường là gì?

          Bạo lực học đường: Khái niệm bạo lực học đường: là một dạng thức của bạo lực trong xã hội. Nó là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác (có thể dùng lời nói, hành động có hoặc không có vũ khí…) gây nên những tổn thương tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học (giữa giáo viên- học sinh, học sinh- học sinh).

2. Bạo lực học đường hiện nay diễn ra như thế nào

          Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở các trường học khác mà ngay trong trường chúng ta đã sảy ra rồi, không chỉ sảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.

3. Hậu quả

* Ảnh hưởng đến bản thân học sinh

          Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác.

Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.

          Những HS bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.

          Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai.

          Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời.

          Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan.

          Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy.

* Ảnh hưởng đến gia đình

          Không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng.

* Ảnh hưởng đến nhà trường

          Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm.

Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô.

* Ảnh hưởng đến xã hội

          Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá: Giờ đây có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, cô giáo. Con cái cãi lại bố mẹ.

          Bạn bè đánh đấm, xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.

làm mất trật tự xã hội.

4. Cách phòng tránh bạo lực học đường

- Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thày cô giáo.

- Chấp hành tốt nội quy trường lớp.

- Tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực.

- Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.

Người đưa tin: Bùi Văn Huy 

Cập nhật lúc 20h 50 phút ngày 19/9/2023 (Nguồn Internet)

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thực hiện kế hoạch của nhà trường hưởng ứng ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 21 tháng 04 năm 2025 Thực hiện chỉ đạo của Sở GD&ĐT về việc áp dụng STEM vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng ... Cập nhật lúc : 20 giờ 22 phút - Ngày 9 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
Trải qua 62 năm (24/3/1963 - 24/3/2025), đến nay, phong trào "Nghìn việc tốt" đã trở thành một trong những phong trào tiêu biểu của thiếu nhi cả nước. Phong trào đã góp phần hình thành ý thứ ... Cập nhật lúc : 20 giờ 22 phút - Ngày 9 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
Thực hiện Chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2024 - 2025 của Hội đồng Đội Huyện Ninh Giang và Liên đội trường Tiểu học Vạn Phúc. Nhằm thiết thực tổ chức các hoạt động ... Cập nhật lúc : 20 giờ 22 phút - Ngày 9 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch của PGD&ĐT huyện Ninh Giang về việc tham gia thi đấu giải cờ vua cấp Tiểu học, THCS năm học 2024-2025. Thực hiện kế hoạch của trường Tiểu học Vạn Phúc về tham gia giải cờ ... Cập nhật lúc : 20 giờ 23 phút - Ngày 9 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Vào chiều ngày 03 tháng 3 năm 2025 Liên đội Trường Tiểu học Vạn Phúc đã phát động Cu ... Cập nhật lúc : 20 giờ 23 phút - Ngày 9 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
Thực hiện Chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi, năm học 2024 – 2025. Liên đội trường tiểu học Vạn Phúc xây dựng kế hoạch tổ chức buổi tuyên truyền về “ Luật trẻ em” tới các em h ... Cập nhật lúc : 20 giờ 24 phút - Ngày 9 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
Để công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Liên đội Tiểu học Vạn Phúc gặt hái được nhiều kết quả cao trong năm học 2024 – 2025. Ban phụ trách Thiếu nhi của nhà trường đã xây dựng được 01 độ ... Cập nhật lúc : 20 giờ 24 phút - Ngày 9 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
“Phụ nữ” hai tiếng quen thuộc ở mỗi giai đoạn, mỗi thời đại của dân tộc Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung. Ở đâu có phụ nữ là có sự hi sinh, sự kiên cường như các câu chuyện ... Cập nhật lúc : 20 giờ 25 phút - Ngày 9 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
Hòa chung không khí kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2025); hưởng hứng 5 tuần thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nh ... Cập nhật lúc : 20 giờ 25 phút - Ngày 9 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong tình thương của mẹ, được nghe tiếng ru ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không được chìm vào giấc mơ trong vòng tay của mẹ. Và trong cuộc đời n ... Cập nhật lúc : 10 giờ 35 phút - Ngày 15 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016 môn Tiếng Việt
Phụ lục Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016
Nâng cao NL Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016
Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016 môn Toán
Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016 môn TNXH
Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016 môn Tin học
Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016 môn Mỹ thuật
Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016 môn Đạo đức
Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016 môn Âm nhạc
Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016 môn Tiếng Anh
Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016 môn Thể dục
Giới thiệu chung về Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016
Đề kiểm tra cuối học kỳ II năm học 2016 - 2017
Hướng dẫn ra đề môn Tin học
Hướng dẫn ra đề môn Tiếng Anh
12
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Sổ phổ cập giáo dục tiểu học Vạn Phúc năm 2021
Mẫu kế hoạch giáo dục năm học 2019 - 2020
Sổ phổ cập giáo dục tiểu học năm 2019 xã Vạn Phúc
Danh sách học sinh các lớp năm học 2019 - 2020
Mẫu danh sách lớp năm học 2019 - 2020
Thông tư 22/2018/TT-BGDĐT ngày 28/8/2018 hướng dẫn công tác thi đua trong ngành Giáo dục
Hướng dẫn viết sáng kiến năm học 2018 - 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo
Thông tư 20/2018/TT-BGD ĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&DDT về chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông có hiệu lực từ 10/10/2018
Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 về kiểm định và trường chuẩn quốc gia
File mẫu nhập hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Các đồng chí tải về,gõ vào đúng dòng tên mình rồi gửi lại cho PHT
Danh sách học sinh năm học 2017 - 2018
Lịch sử giáo dục thế giới
Tài liệu về Phương pháp Bàn tay nặn bột
Các kĩ thuật dạy học tích cực
Chỉ thị số 05/CT/TW ngày 5/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
123