PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN PHÚC
Video hướng dẫn Đăng nhập

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN

                                                                                

 Kính thưa: Quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến!

        Mùa đông tiết trời lạnh khí hậu lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt, là điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển. Trong vô số các bệnh phát tác mạnh vào mùa đông, thì các bệnh hô hấp, khớp và bệnh ngoài da là hay gặp nhất.

        Đây là thời điểm thuận lợi làm tăng các bệnh ở trẻ, nhất là ở những bé có hệ miễn dịch yếu, dẫn đến tỷ lệ trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp gia tăng.

        Đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn) dễ dàng xâm nhập khi chúng ta hít thở. Đối với trẻ em, đường thở ngắn và hẹp nên mầm bệnh dễ lây lan hơn. Đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, bệnh đường hô hấp thường xuyên tấn công do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém. Chính vì vậy, trẻ không đủ sức chống đỡ với sự tấn công của các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài.

        Một số bệnh thường gặp vào mùa đông:

        1.     Viêm họng cấp tính:

        – Bệnh thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi.

        – Nguyên nhân gây bệnh thường thấy do loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A, có nhiều trường hợp do vi rút. Nếu không được chữa trị hiệu quả, bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, viêm khớp, biến chứng tại cơ tim và van tim hay còn gọi là thấp tim.

        2.     Viêm amidan

        – Triệu chứng đầu tiên khi bị viêm amindan, chúng ta sẽ cảm thấy khó nuốt, đau trong họng, cơn đau đôi khi kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Trẻ có thể lạc giọng hoặc mất hẳn giọng nói, cảm thấy rất mệt mỏi và có thể sốt cao hơn 38oC.

        – Bên cạnh đó, khi bị viêm amidan ta sẽ cảm thấy miệng khô đắng, lưỡi trắng, niêm mạc họng đỏ và góc hàm có thể nổi hạch.

        – Trong trường hợp bị viêm amidan mãn tính trẻ sẽ ngáy khi ngủ và chủ yếu thở bằng miệng. Khi nói chuyện, trẻ sẽ phát âm giọng mũi hoặc khó khăn khi phát âm. Tình trạng amidan mãn tính nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ và sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tai .

        * Để phòng bệnh hô hấp cần lưu ý 1 số vấn đề sau:

        – Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu., nhất là khi chúng ta đi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm,

        – Không nên tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp và những chỗ đông người ngột ngạt, có khói thuốc lá.

        – Uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như: Kem, đá.

        – Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất như: Tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả.

        – Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất có chứa nhiều trong các loại rau củ quả. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp các em phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như tăng cường hệ miễn dịch.

        – Ngoài ra chúng ta còn cần phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để phòng bệnh.

        3.     Cúm:

        – Trẻ em là nhóm mắc căn bệnh này nhiều do sức đề kháng chưa hoàn thiện khiến vi rút cúm dễ dàng gây bệnh. Trong cúm, mầm bệnh là các vi rút cúm lây trực tiếp do tiếp xúc, giao tiếp hàng ngày, đặc tính vi rút là sinh sôi nảy nở nhanh nên có số lượng ồ ạt tấn công cơ thể, nhất là những trẻ có hệ miễn dịch yếu.

        – Triệu chứng thường thấy như sốt nhẹ, có thể ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, nghẹt mũi, chán ăn, đặc biệt là hắt hơi nhiều và chảy nước mũi trong. Tùy theo sức đề kháng của cơ thể mà thời gian bệnh kéo dài hay rút ngắn, giảm nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn. Thậm chí, một số bệnh cúm diễn tiến nhanh và ồ ạt có thể khiến tử vong.

        4.     Các bệnh về khớp

        - Bệnh viêm khớp: do thời tiết lạnh, ẩm nên các bệnh xương khớp có dịp hoành hành. Viêm khớp dạng thấp, thấp tim và gút là 3 bệnh dễ lên những đợt cấp tính nhất trong mùa đông. Viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp mãn tính kéo dài trong nhiều năm và có thể gây những di chứng nặng nề như: dính, biến dạng khớp. Triệu chứng của bệnh là viêm nhiều khớp (viêm cổ tay, bàn tay, đốt tay, khớp chân…) và diễn biến kéo dài. Người bệnh cũng có thể bị cứng khớp vào buổi sáng, gây khó cử động các khớp và kéo dài hàng giờ. Nếu thấy có các triệu chứng kể trên, bạn cần đi khám và điều trị ngay. Nếu để kéo dài sẽ xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của khớp.

        - Đối với các bệnh viêm khớp, khi trời lạnh, điều cần làm đầu tiên chính là giữ ấm cơ thể, đặc biệt là chân tay. Hạn chế ra ngoài khi trời quá lạnh, mưa phùn. Những người bị bệnh gút cần phải kiêng hoàn toàn rượu, bia và hạn chế các món ăn giàu đạm, giàu chất béo.

        5. Các bệnh truyền nhiễm : Thủy đậu , Quai bị , Sốt phát ban , Sởi ....

        * Thủy Đậu ( Bệnh Trái Dạ ) do một loại siêu vi mang tên varicella zoster virus gây ra. Bệnh này rất dễ lây truyền qua đường hô hấp và qua tiếp xúc dịch tiết.

        - Triệu chứng :  Về triệu chứng, thoạt mở đầu người bệnh có sốt, mệt mỏi, chán ăn,đau mỏi người trong một vài ngày. Sau đó, sẽ thấy phát ban và xuất hiện những nốt phỏng nước trên da;mới đầu ban đỏ chắc sau nổi mụn nước chỉ 1-2 ngày. Những mụn nước này thường mọc ở thân người, sau đó lan lên mặt và tay chân thậm chí là cả trong họng, miệng, đường tiêu hóa. Mụn nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, sau đó dịch đó trở nên đục như mủ rồi đóng vẩy.Chúng ta  không cần kiêng khem quá mức chỉ cần chú ý giữ vệ sinh thật tốt cho thể. Các vẩy đó sẽ rụng dần và nếu không có biến chứng gì thì sẽ không để lại sẹo.

          - Đặc điểm của các mụn nước đó là chúng mọc làm nhiều đợt khác nhau. Do đó, cùng trên  một vùng da, có thể thấy nhiều dạng khác nhau: hoặc ban đỏ, hoặc mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vẩy... trong cùng 1 thời gian. Và bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần. Cũng do thời gian tiến triển của bệnh tương đối ngắn, nên một số người đã cho thủy đậu là một bệnh nhẹ, hoàn toàn không nguy hiểm.

        - Chăm sóc người bệnh bị thủy đậu

        Vì là bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng nên khi trẻ bị thủy đậu, việc đầu tiên là các bậc cha mẹ nên cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn. Bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng. Giữ bàn tay cho trẻ thật sạch. Khi cần tiếp xúc người bệnh thủy đậu thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.

        Lưu ý: Tránh làm vỡ các nốt thuỷ đậu vì dễ gây bội nhiễm và có thể tạo thành sẹo tồn tại lâu dài.

        - Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn.

        - Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, cốc, chén, bát, đũa.

        - Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

        - Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm sạch.

        - Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng.

* Đối với trẻ em:

– Nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.

– Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.

– Dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

– Trường hợp sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường nhưng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc, có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh.

* Nếu bệnh nhân cảm thấy: Khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ nên đưa đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

* Phòng bệnh thủy đậu

- Mặc dù bệnh có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, nhưng hiện tại đã có biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh thủy đậu, đó là chủng ngừa bằng vắc-xin. Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều và liều thứ 2 nên tiêm thêm cách liều thứ nhất 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 – 6 tuổi để gia tăng hiệu quả phòng bệnh và giảm việc mắc bệnh thuỷ đậu trở lại mặc dù trước đó đã tiêm phòng. Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn, tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần.

* Quai bị ( Viêm tuyến mang tai truyền nhiễm )

- Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh và thường gia tăng cùng với các bệnh lây lan qua đường hô hấp .

- Triệu chứng : Sốt sưng quai hàm và đau 1 hoặc nhiều tuyến nước bọt, đôi khi là tuyến dưới lưỡi hoặc tuyến hàm trên .

- Cách phòng chống : Người mắc bệnh lên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm .

- Chú ý : Giu gìn vệ sinh luôn sạch sẽ . Không lên tự ý sử dụng các loại thuốc uống , thuốc bôi đắp lên vùng bị sưng để tránh nhiễm độc . Cách ly người bệnh 2 tuần từ khi phát hiện bệnh , kiêng nước lạnh kiêng gió . Nghỉ ngơi hạn chế vận động ( Đặc biệt là khi phát hiện tinh hoàn có hiện tượng sưng đau )

- Vệ sinh răng miệng , uống nhiều nước, xúc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước xúc miệng chuyên dụng . Như thế để giảm tình trạng khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển.

- Ăn thức ăn mềm , dễ nuốt , dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng . Không ăn đồ ăn nếp , cá mè , các chép. Ăn đa dạng các loại rau xanh và quả tươi giúp bổ xung các loại Vitamin , khoáng chất cần thiết cho cơ thể tăng khả năng miễn dịch. 

6.Bệnh da

- Trời lạnh cũng là điều kiện thuận lợi cho các bệnh ngoài da, đặc biệt là các bệnh như: mề đay, chàm, nứt gót chân… phát triển.

– Mề đay thường phát triển nhiều hơn khi từ môi trường có gió lạnh vào trong phòng ấm áp hơn. Một số người còn kèm theo triệu chứng nhức đầu, hạ huyết áp, tím tái, phù thanh quản… Để tránh tình trạng trên, những người có cơ địa dị ứng và hay nổi mề đay nên tránh ra ngoài lúc trời lạnh và nên mặc quần áo ấm. Nên uống các thuốc kháng histamin khi mới chớm có dấu hiệu mề đay để giảm và cắt cơn ngứa, vì khi mề đay đã nổi thì các thuốc kháng histamin không có tác dụng.

– Chàm khô, hay còn gọi là bệnh ngứa do lạnh, là hậu quả của trời lạnh và độ ẩm ở trong phòng gia tăng khiến da bị giảm tiết mồ hôi và chất bã. Chất sừng của da bị mất nước khiến da trở nên khô hơn, đóng ít vảy. Da bị nứt kèm theo triệu chứng ngứa từ lâm râm đến dữ dội, làm cho da bị trầy xước, thậm chí còn gây ra những chấm xuất huyết dưới da. Những người bị chàm khô nên uống nhiều nước, tránh tắm nước nóng, dùng loại sữa tắm có chất làm ẩm da và không có chất làm thơm. Bôi kem làm ẩm da ngay sau khi tắm và nếu nặng thì uống thuốc chống dị ứng hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Hi vọng rằng sau buổi tuyên truyền ngày hôm nay, các em HS đã trang bị thêm cho mình những kiến thức phòng các bệnh hay gặp trong mùa đông hiệu quả nhất, để chúng ta luôn đảm bảo đủ sức khỏe trong vui chơi và học tập. Xin kính chúc các thầy cô cùng toàn thể các bạn HS sức khỏe dồi dào và 1 tuần làm việc và học tập bổ ích!

 

 

                                                                                                          Nhân viên y tế                                     

                                                                                                       Nguyễn Thị Hằng                              


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trong những năm qua, các hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán, vận chuyển pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trong nhân dân vào các dịp trước, trong và sau tết đã gây nhiều ảnh hưởng ... Cập nhật lúc : 21 giờ 48 phút - Ngày 9 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt Nam mình, là khoảng nghỉ ngơi và chào đón năm mới trong không khí mùa xuân đang về trong kí ức tuổi thơ của mỗi người một cảm xúc, ... Cập nhật lúc : 21 giờ 12 phút - Ngày 30 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
ơThực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường; giúp chúng ta hoạt động và là ... Cập nhật lúc : 16 giờ 11 phút - Ngày 15 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch chào mừng kỉ niệm 79 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam trường Tiểu học Vạn Phúc tổ chức khai mạc hội khỏe Phù Đổng cấp trường năm học 2023-2024 ... Cập nhật lúc : 10 giờ 13 phút - Ngày 15 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Trường Tiểu học Vạn Phúc, tuyên truyền với phụ huynh về cách phòng chống dịch bệnh cúm A cho các em học sinh. Hiện nay dịch cúm A đang lây lan rất nhanh trong các trường học trong huyện, đ ... Cập nhật lúc : 18 giờ 39 phút - Ngày 13 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Khi những cơn mưa phùn xuất hiện, khi cái khí lạnh buốt căm căm của mùa đông đã bớt đi, ấy là lúc mùa xuân xinh đẹp đã về. Xuân về, trăm hoa khoe sắc tỏa hương, cây cối đâm chồi nảy lộc, ai ... Cập nhật lúc : 18 giờ 55 phút - Ngày 11 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
- Thực hiện Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa Kĩ năng sống Chủ đề: “Tiếp bước Anh bộ đội cụ Hồ”. Giữa Trung tân tư vấn- GDKNS Hương Vân và Trường Tiểu học Vạn Phúc tổ chức kỉ niệm 79 năm ... Cập nhật lúc : 10 giờ 14 phút - Ngày 5 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Hiến máu tình nguyện thể hiện trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồngi “Một người vì mọi người”. Những giọt máu chúng ta cho đi đồng nghĩa với chúng ta đã trao niềm hi vọng được sống và ti ... Cập nhật lúc : 15 giờ 11 phút - Ngày 21 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Có một câu hát đã từng làm say sưa, xúc động bao thế hệ thiếu niên, nhi đồng hơn nửa thế kỷ nay, vẫn được các em hát lên, hát mãi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ vô hạn: ... Cập nhật lúc : 19 giờ 23 phút - Ngày 12 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Hoà chung không khí vui tươi trong cả nước hướng về ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Sáng ngày 20/11/2023, trường Tiểu học Vạn Phúc đã long trọng tổ chức kỉ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt ... Cập nhật lúc : 22 giờ 52 phút - Ngày 26 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
123456789101112131415
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016 môn Tiếng Việt
Phụ lục Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016
Nâng cao NL Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016
Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016 môn Toán
Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016 môn TNXH
Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016 môn Tin học
Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016 môn Mỹ thuật
Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016 môn Đạo đức
Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016 môn Âm nhạc
Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016 môn Tiếng Anh
Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016 môn Thể dục
Giới thiệu chung về Đánh giá thường xuyên theo TT22/2016
Đề kiểm tra cuối học kỳ II năm học 2016 - 2017
Hướng dẫn ra đề môn Tin học
Hướng dẫn ra đề môn Tiếng Anh
12
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Sổ phổ cập giáo dục tiểu học Vạn Phúc năm 2021
Mẫu kế hoạch giáo dục năm học 2019 - 2020
Sổ phổ cập giáo dục tiểu học năm 2019 xã Vạn Phúc
Danh sách học sinh các lớp năm học 2019 - 2020
Mẫu danh sách lớp năm học 2019 - 2020
Thông tư 22/2018/TT-BGDĐT ngày 28/8/2018 hướng dẫn công tác thi đua trong ngành Giáo dục
Hướng dẫn viết sáng kiến năm học 2018 - 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo
Thông tư 20/2018/TT-BGD ĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&DDT về chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông có hiệu lực từ 10/10/2018
Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 về kiểm định và trường chuẩn quốc gia
File mẫu nhập hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Các đồng chí tải về,gõ vào đúng dòng tên mình rồi gửi lại cho PHT
Danh sách học sinh năm học 2017 - 2018
Lịch sử giáo dục thế giới
Tài liệu về Phương pháp Bàn tay nặn bột
Các kĩ thuật dạy học tích cực
Chỉ thị số 05/CT/TW ngày 5/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
123